Table of Contents
Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn khiến nhiều người lao động lo lắng, bởi đây là đất nước có thị trường việc làm phát triển với mức thu nhập vô cùng tốt. Cùng tìm hiểu ngay điều kiện của thị trường Nhật Bản qua bài chia sẻ dưới đây!
Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những thị trường việc làm và thu nhập tốt được nhiều người lao động Việt Nam yêu thích. Mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn người lựa chọn XKLĐ tại Nhật Bản. Mặc dù vậy, đây cũng là thị trường khó tính nhất với những điều kiện và yêu cầu khác nhau.
Điều kiện về độ tuổi
Điều kiện đầu tiên để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đó là độ tuổi. Cụ thể, yêu cầu độ tuổi từ 18 – 35 tuổi, trong đó độ tuổi dễ đi nhất trong khoảng từ 18 – 30 tuổi.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do số lượng đơn hàng tăng cao, cùng tỷ lệ lao động phổ thông thiếu hụt nên Nhật Bản đã mở rộng độ tuổi tuyển dụng lên đến 40 tuổi. Điều này giúp mở rộng thị trường ứng tuyển, cũng như tạo điều kiện để nhiều người lao động Việt Nam có cơ hội đi XKLĐ Nhật Bản hơn.
Những nhóm ngành nghề phù hợp đi XKLĐ Nhật Bản theo nhóm độ tuổi như sau:
- Từ đủ 18 tuổi: các đơn hàng không yêu cầu kinh nghiệm như: đóng gói công nghiệp, mộc kiến trúc, đúc kim,…
- Độ tuổi từ đủ 19 – 35 tuổi: có thể tham gia hầu hết các đơn hàng
- Độ tuổi từ 36 – 40 tuổi: điều dưỡng, xây dựng, may mặc hoặc các đơn hàng có thời hạn 1 năm.
Điều kiện về bằng cấp
Tiêu chuẩn xuất khẩu lao động Nhật Bản tối thiểu là bậc THPT, nhưng vẫn sẽ có những trường hợp chấp nhận tốt nghiệp THCS như sau:
- Tốt nghiệp THCS: xây dựng, nông nghiệp – chăn nuôi, may mặc hoặc các trường hợp đi xuất khẩu trong thời hạn 1 năm.
- Tốt nghiệp THPT: Tham gia hầu hết tất cả các trường hợp đi Nhật.
- Tốt nghiệp Cao đẳng – Đại học: Tham gia được các trường hợp xuất khẩu lao động thông thường và các trường hợp thuộc diện Kỹ sư – Kỹ thuật viên (yêu cầu tiếng Nhật tối thiểu N4).
Điều kiện về kinh nghiệm
Lên tới 80% số đơn hàng không đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp khi xem xét các yêu cầu cho việc xuất khẩu lao động tới Nhật Bản. Phụ thuộc vào lĩnh vực và tiêu chuẩn riêng của từng ngành nghề, yếu tố kinh nghiệm nghề thường được phân chia như sau:
Nhóm có kinh nghiệm
Nhóm người lao động có kinh nghiệm có thể tham gia xuất khẩu theo các ngành nghề như may mặc, cơ khí (hàn, xì,..), sửa chữa ô tô, lái máy,… Vì các ngành nghề này người Nhật tuyển dụng yêu cầu điều kiện là sang có thể bắt nhịp nhanh với công việc và sớm làm tốt công việc.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc chưa thực hiện bất kỳ công việc tương tự trước đó, khả năng vượt qua các ứng viên có kinh nghiệm sẽ hạn chế hơn. Dù vậy ứng viên vẫn sẽ được tập trung luyện tập trước kỳ thi và được hướng dẫn chi tiết với từng đơn hàng. Vì vậy, tìm hiểu kỹ và tham gia kỳ thi phù hợp với yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp ứng viên tăng khả năng đỗ đơn và có cơ hội xuất khẩu lao động tới Nhật Bản.
Nhóm không yêu cầu kinh nghiệm
Nhóm người lao động không có kinh nghiệm có thể tham gia xuất khẩu theo các ngành nghề xây dựng, lắp ráp trong công xưởng nhà máy, nông nghiệp – chăn nuôi, thực phẩm,…
Nhóm ngành này không đòi hỏi kinh nghiệm, do đó, tất cả các ứng viên đáp ứng yêu cầu về sức khỏe đều có thể tham gia kỳ thi đơn hàng. Trong phần thi tuyển, các đơn hàng này không yêu cầu về tay nghề cụ thể, mà thay vào đó, đánh giá sự khéo léo và nhanh nhẹn.
Ngoài những yêu cầu về kinh nghiệm nghề, bằng cấp và ngoại hình, các nhà tuyển dụng Nhật Bản rất đánh giá cao sự nhanh nhẹn, ý thức chăm chỉ học hỏi và thái độ làm việc của ứng viên.
Điều kiện bổ sung
Để đạt được điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản các bạn sẽ phải trải qua phòng phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản. Mỗi trường hợp sẽ có các lộ trình và quá trình thi tuyển, điều kiện thi tuyển khác nhau.
Nhưng chủ yếu bao gồm những phần sau:
- Phần thi thể lực: Kiểm tra sức khỏe và khả năng chịu đựng của các ứng viên. Một số bài thi có thể ứng viên có thể trải qua như chống đẩy, giữ nguyên tư thế, treo xà, vác bình nước, hít xà, đứng lên ngồi xuống,…
- Phần thi tay nghề hoặc phần thi khéo tay: Kiểm tra độ khéo léo, nhanh tay nhanh mắt của ứng viên. Các bài thi có thể là: gắp hạt đậu đỗ, gọt dưa, nhặt phân loại, xoáy vặn ốc, gấp hình…
- Phỏng vấn với người Nhật: Nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng bằng tiếng Nhật để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng bạn có thể đồng hành cùng công ty làm việc không.
- Phần công bố kết quả: Công bố kết quả ứng viên được chọn và ứng viên chưa phù hợp.
Không biết tiếng Nhật có thể xuất khẩu Nhật Bản được không?
Khi xuất khẩu lao động Nhật thì biết hay không biết tiếng Nhật đều không ảnh hưởng đến kết quả có thể đi hay không. Vì thường các công ty sẽ không yêu cầu ứng viên biết trước tiếng Nhật. Trừ 1 số ngành như điều dưỡng – hộ lý có yêu cầu đặc thù riêng vì những trường hợp này sẽ có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Sau khi đỗ, các bạn sẽ được công ty đào tạo tiếng Nhật tầm 6 tháng tại Việt Nam trước khi bay sang Nhật. Trong khoảng thời gian ấy, với những ngành nghề thông thường các bạn sẽ được đào tạo tiếng nhật cơ bản ở mức N5 – đủ để giao tiếp, làm việc và sinh hoạt thường ngày. Còn với đơn điều dưỡng yêu cầu sẽ cao hơn là N4 vì các bạn sẽ cần làm việc, tiếp xúc với con người nhiều hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết khi tìm hiểu về những điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất do Laodongvui tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm bắt được các điều kiện cần thiết để trang bị cho mình hành trang đầy đủ nhất trước khi tham gia thị trường lao động Nhật Bản.