Table of Contents
Sau khoảng thời gian “đóng cửa” do dịch bệnh Covid-19, Nhật Bản đã có nhiều chính sách thu hút người lao động nước ngoài tham gia xuất khẩu lao động tại đất nước mặt trời mọc. Với sự thay đổi tích cực, Nhật Bản vẫn là thị trường dẫn đầu với số lượng người lao động Việt Nam lựa chọn. Hãy cùng Laodongvui tìm hiểu những thông tin mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật.
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật
Điều kiện về độ tuổi
Từ 18 – 35 tuổi đủ điều kiện để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với từng ngành nghề cụ thể, có những yêu cầu về độ tuổi khác nhau và có thể lên đến 40 tuổi. Chi tiết như sau:
+ Thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định đòi hỏi người lao động đạt từ 18 tuổi trở lên.
+ Kỹ thuật viên (Kỹ sư Nhật Bản) phải có độ tuổi từ 21 trở lên để đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Điều kiện về ngoại hình
Chương trình tuyển lao động áp dụng cho cả nam và nữ. Yêu cầu về ngoại hình bao gồm chiều cao, với nam là từ 1m60 trở lên và nữ là từ 1m50 trở lên. Điều kiện tiên quyết là người lao động chưa từng xin visa đi Nhật. Các ứng viên không được phép là những người lao động bất hợp pháp.
Điều kiện về sức khỏe
– Lao động được chấp nhận nếu có hình xăm. Hãy gửi ảnh hình xăm để nhận tư vấn đơn hàng phù hợp (Nhiều xí nghiệp mới đây đã điều chỉnh chính sách chấp nhận lao động có hình xăm).
– Không có dị tật.
– Không bị mù màu.
– Mắt phải có thị lực đạt 7/10 trở lên.
– Không nhiễm HIV, viêm gan A, viêm gan B.
– Lao động cần có kết quả khám sức khỏe tốt khi kiểm tra tại bệnh viện, tuân thủ tiêu chuẩn kiểm tra cho người lao động nước ngoài.
Điều kiện về kinh nghiệm
– Không yêu cầu bằng cấp tuy nhiên, người lao động phải có khả năng học tiếng Nhật và giao tiếp cơ bản.
– Hầu hết các đơn hàng đi Nhật không yêu cầu phải có kinh nghiệm. Một số ngành nghề yêu cầu về kinh nghiệm như: May mặc, hàn xì, sửa chữa máy móc,…
Các bước trong quy trình đi xuất khẩu lao động Nhật
Bước 1: Sàng lọc ban đầu
Để tham gia chương trình, ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản như độ tuổi, cân nặng, chiều cao, và trình độ học vấn. Quá trình sàng lọc này nhằm mục đích tìm ra những ứng viên đáp ứng yêu cầu để tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Bước 2: Đăng ký, Nộp hồ sơ, Thanh toán đặt cọc và Ký hợp đồng
Sau khi vượt qua giai đoạn sàng lọc ban đầu, lao động sẽ tiến hành đăng ký, nộp phí, và ký kết hợp đồng với Công ty.
Bước 3: Đào tạo Tiếng Nhật và Kỹ năng nghề
Mọi lao động sẽ tham gia các khóa học tiếng Nhật và đào tạo kỹ năng phù hợp với từng loại lao động và yêu cầu của đơn tuyển. Điều này giúp đảm bảo rằng họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Bước 4: Đăng ký Đơn tuyển
Lao động sẽ được tư vấn và đăng ký cho đơn tuyển phù hợp, sau đó chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn.
Bước 5: Phỏng vấn
Lao động sẽ tham gia phỏng vấn tiếng Nhật trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông trực tuyến như Zalo, Skype, hoặc Line. Đối với các kỹ năng nghề, quá trình thi tuyển có thể bao gồm các bài kiểm tra như thi tay nghề, kiểm tra kỹ năng, kiểm tra thể lực, và các bài kiểm tra IQ.
Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ
Lao động sẽ được hướng dẫn để hoàn thiện các hồ sơ theo yêu cầu của Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản.
Bước 7: Xin tư cách lưu trú
Sau khi hoàn thiện, hồ sơ sẽ được nộp lên Cục quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản để xin tư cách lưu trú, với thời gian xét duyệt từ 3 đến 6 tháng.
Bước 8: Xin Visa sau khi được chấp nhận tư cách lưu trú
Ngay sau khi được chấp nhận tư cách lưu trú, Công ty sẽ tiến hành thủ tục xin visa cho lao động tại Đại sứ quán Nhật Bản.
Bước 9: Xuất cảnh
Sau khi nhận được visa, lao động sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ để xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc.
Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Thuận lợi khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật
– Mức lương hấp dẫn: Người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản có cơ hội nhận mức lương trung bình cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Cụ thể, với lao động phổ thông, mức lương có thể lên đến 24-35 triệu đồng/tháng, trong khi những lao động chuyên nghiệp như kỹ sư có thể nhận từ 32-40 triệu đồng/tháng.
– Phúc lợi đầy đủ: Người lao động xuất khẩu lao động tại Nhật Bản hưởng nhiều chế độ phúc lợi như bảo hiểm, lương thưởng, và nghỉ phép được quy định rõ ràng. Họ sẽ tham gia bảo hiểm, được cung cấp chỗ ở và ăn uống trong thời gian hợp đồng.
– Môi trường làm việc tích cực: Các công ty Nhật Bản đều phải đáp ứng nhiều tiêu chí để tiếp nhận lao động nước ngoài, bảo đảm môi trường làm việc lành mạnh. Điều này bao gồm quy mô công ty, tình hình tài chính ổn định, và chuẩn bị đủ kí túc xá cho người lao động.
– Hỗ trợ và phát triển: Lao động khi làm việc tại các công ty Nhật Bản sẽ được hưởng nhiều lợi ích như học cách làm việc nhóm, tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, và có cơ hội học tiếng Nhật từ người bản xứ. Môi trường làm việc thân thiện và an toàn giúp họ hòa nhập và phát triển kỹ năng.
– Cơ hội nghề nghiệp khi trở về Việt Nam: Sau khi hoàn thành hợp đồng tại Nhật Bản, lao động có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ và tìm kiếm việc làm tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và kiến thức tiếng Nhật, họ có thể dễ dàng xin vào vị trí quản lý, phiên dịch viên, hoặc trưởng bộ phận.
Khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật
– Rào cản về ngôn ngữ
– Chi phí sinh hoạt đắt đỏ
– Bị “sốc” văn hóa: “Sốc” văn hóa là tình trạng chung của nhiều người Việt khi mới đầu sang Nhật Bản. Nhật Bản có nhiều nét văn hóa quá khác biệt so với Việt Nam khiến cho nhiều người Việt mới sang cảm thấy khó khăn và muốn quay trở về.
Chi phí đi XKLĐ Nhật
Phí khám sức khỏe
Đây là khoản phí và quy định bắt buộc khi đi XKLĐ Nhật Bản. Mức phí này có thể dao động từ 700.000 – 2.000.000 VNĐ tùy theo từng bệnh viện.
Phí đào tạo tiếng trước và sau khi trúng tuyển
– Về phí đào tạo tiếng Nhật trước khi trúng tuyển: Để có khả năng làm việc tại Nhật Bản, lao động cần đạt được một trình độ tiếng Nhật cơ bản, cho phép họ giao tiếp trong môi trường công việc và cuộc sống hàng ngày tại Nhật. Yêu cầu về trình độ tiếng Nhật sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình lao động, như kỹ sư, thực tập sinh, hay lao động có kỹ năng đặc định.
– Về phí đào tạo tiếng Nhật sau khi trúng tuyển: Sau khi trúng tuyển, công ty sẽ tiếp tục đào tạo tiếng Nhật để lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng trước khi đi làm việc tại Nhật Bản. Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng, bắt đầu từ thời điểm công bố kết quả trúng tuyển.
Phí ký túc xá
Đối với những trường hợp người lao động cần di chuyển từ xa để tham gia đào tạo sẽ được sắp xếp chỗ ở tại ký túc xá. Họ cần phải chi trả một khoản phí cho việc ăn ở tại đây. và Đối với những người lao động không có nhu cầu ở lại, họ sẽ không phải thanh toán chi phí này.
Một số ngành nghề phổ biến khi đi xuất khẩu lao động Nhật
Nhật Bản cần rất nhiều nhân lực cho đa dạng các ngành nghề khác nhau. Trong đó, một số công việc được người lao động Việt lựa chọn bao gồm:
– Chế biến thực phẩm: cơm hộp, rau, làm bánh…
– Cơ khí: Dập kim loại, hàn xì, thao tác máy móc, gia công cơ khí…
– Xây dựng: lái máy, xây trát, giàn giáo, cấp liệu bê tông…
– Thủy hải sản: Chế biến và đóng gói tôm, chế biến cá, chế biến hàu…
– Công nghiệp: Đóng gói công nghiệp, vệ sinh tòa nhà, văn phòng…
– Nông nghiệp, ngư nghiệp.
– May mặc.
Trên đây là những tổng hợp mới nhất về điều kiện, quy trình, chi phí khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Bên cạnh nhiều khó khăn thì đây vẫn là thị trường thu hút số lượng người lao động Việt Nam nhất. Hi vọng rằng bạn sẽ có thật nhiều may mắn và thuận lợi trên con đường lao động tại Nhật Bản.