Home » Xuất khẩu lao động không cần bằng cấp có được hay không?

Xuất khẩu lao động không cần bằng cấp có được hay không?

by Mai Anh

Table of Contents

Vẫn còn rất nhiều người thắc mắc về việc xuất khẩu lao động không cần bằng cấp có được không? Những năm gần đây, rất nhiều người chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với mong muốn gia tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới của Laodongvui để giải đáp thắc mắc này!

Cần chuẩn bị gì để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Trước khi tìm hiểu việc XKLĐ Nhật Bản cần bằng cấp không, người lao động cần biết được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì, những tiêu chí cơ bản khi đi XKLĐ Nhật. Cụ thể:

Cần chuẩn bị gì để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?
Cần chuẩn bị gì để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Điều kiện về độ tuổi

Người lao động đi Nhật Bản làm việc phải từ đủ 18 tới 40 tuổi. Tùy vào từng công việc khác nhau mà nhà tuyển dụng Nhật sẽ đưa ra yêu cầu về độ tuổi

– Độ tuổi từ đủ 18 tới 35 tuổi là độ tuổi dễ đi LĐXK Nhật Bản nhất. Vì độ tuổi này đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dễ nắm bắt công việc. 

– Từ 35-40 tuổi: độ tuổi này thường ít đơn hàng hơn và thường yêu cầu về kinh nghiệm, trình độ khi đi lao động tại Nhật.

Điều kiện về ngoại hình

– Đối với nam: cao 1.6m trở lên, nặng trên 50kg; 

– Đối với nữ cao 1.48m trở lên, nặng trên 40kg. 

Với một số ngành nghề khác sẽ yêu cầu ngoại hình khắt khe hơn thì các chủ xí nghiệp tại Nhật sẽ phỏng vấn trực tiếp để tuyển chọn.

Điều kiện sức khỏe

Bất kỳ lao động nào trước khi tới Nhật làm việc đều phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài từ cơ quan y tế của Việt Nam.

Lưu ý: Một số các bệnh như lao phổi, tim, viêm gan B, mù màu,… sẽ không được nhận khi đi XKLĐ Nhật.

Không bằng cấp có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?
Không bằng cấp có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Yêu cầu về kinh nghiệm

Với mỗi yêu cầu của từng ngành nghề khác nhau mà một số đơn tuyển sẽ yêu cầu CÓ hoặc KHÔNG cần kinh nghiệm. Người lao động không cần lo lắng về vấn đề này vì sẽ được công ty hỗ trợ đào tạo trước đi thi đơn hàng chính thức. Tuy nhiên, người lao động cần có sự chăm chỉ, cầu tiến và ý thức trong công việc.

Tóm lại, có cần kinh nghiệm hay không khi đi XKLĐ Nhật Bản phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng và ngành nghề. 

Yêu cầu về chi phí

Chi phí tham gia chương trình phụ thuộc vào thời gian đi XKLĐ Nhật của bạn: 1 năm, 3 năm hay 5 năm. Những đơn tuyển 1 năm hoặc đơn tuyển làm việc ngoài trời thông thường sẽ có chi phí rẻ hơn so với đơn tuyển 3 năm, 5 năm và làm việc trong các xí nghiệp, xưởng. Cụ thể:

  • Đơn hàng 1 năm: Tổng chi phí ước tính khoảng 90 – 115 triệu VND
  • Đơn hàng 3 năm: Tổng chi phí ước tính khoảng 180 – 225 triệu VND
  • Đơn hàng 5 năm: Tổng chi phí ước tính khoảng 220 – 285 triệu VND

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bằng cấp không?

Để đủ điều kiện đi XKLĐ Nhật, người lao động cần có trình độ tối thiểu TỐT NGHIỆP CẤP 2 trở lên. Hiện nay, thị trường có đến 80% đơn hàng yêu cầu người lao động tốt nghiệp từ cấp 2 trở lên, số ít đơn còn lại yêu cầu trình độ trên cấp 3.

Những ngành nghề yêu cầu bằng cấp 3 trở lên

Có một số ngành nghề tại Nhật Bản yêu cầu người lao động có bằng cấp 3 trở lên hoặc trình độ tương đương. 

– Y tế và Dược phẩm: Các công việc liên quan đến y tế như y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế thường yêu cầu trình độ bằng cấp 3 trở lên.

– Công nghệ thông tin và Lập trình: Các vị trí như lập trình viên, phân tích viên hệ thống, quản trị viên mạng thường đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và trình độ đào tạo cao.

– Xây dựng và Kỹ thuật: Các ngành như xây dựng, điện lạnh, cơ điện, kỹ thuật công trình cũng thường yêu cầu trình độ bằng cấp 3 trở lên.

– Cơ khí và Kỹ thuật chế tạo: Công việc trong ngành cơ khí như hàn, tiện, phay, gia công kim loại thường đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.

– Điện – Điện tử: Các vị trí kỹ thuật viên điện, điện tử, lắp ráp linh kiện

– Nghệ thuật và Thiết kế: Các công việc liên quan đến nghệ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm thường đòi hỏi kiến thức chuyên môn.

– Dệt may và Thời trang: Công việc trong ngành dệt may như may áo sơ mi, vá ví, làm túi xách.

– Chế biến thực phẩm: Các công việc như đóng gói, sản xuất thực phẩm, chế biến thực phẩm thường đòi hỏi kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số ngành nghề không yêu cầu bằng cấp
Một số ngành nghề không yêu cầu bằng cấp

Một số ngành nghề không yêu cầu bằng cấp

– Các đơn hàng công xưởng: Chế biến thủy sản (gia vị), Chế biến thực phẩm, Làm cơm hộp, Làm cơm nắm, Đóng gói công nghiệp, Lắp ráp linh kiện điện tử,…

– Các đơn nông nghiệp: Trồng rau nhà kính, Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi bò sữa, Trồng hoa ly,…

– Các đơn hàng xây dựng: Lắp đặt giàn giáo, Làm mộc xây dựng, Hoàn thiện nội thất,…

– Ngành cơ khí: Gia công cơ khí, Phay, Tiện, Dập kim loại, Lắp ráp linh kiện-máy móc.

– Ngành vệ sinh tòa nhà.

Thị trường Nhật Bản vẫn có nhu cầu lớn về số lượng lớn người lao động cho tất cả các ngành nghề, nên những yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm cũng được hạ thấp đi rất nhiều. Đây chắc chắn là cơ hội rất lớn để những người lao động không có bằng cấp được tham gia XKLĐ tại Nhật Bản.

Nội dung bạn quan tâm?

Để lại bình luận